Có lẽ nói tới phong cách Vintage bạn sẽ cảm thấy rất quen thuộc. Bởi đây là một trong những kiểu thiết kế rất thịnh hành, có mặt rộng khắp trong nhiều lĩnh vực từ thời trang, âm nhạc, ẩm thực,..Tuy nhiên, trong kiến trúc, phong cách Vintage là gì, có những đặc trưng riêng biệt nào?
Nếu băn khoăn về các vấn đề kể trên, đừng chần chừ đọc ngay những chia sẻ sau đây. Bởi lẽ, bài viết sẽ chỉ ra tường tận khái niệm, đặc điểm nổi bật cũng như nhiều phát hiện thú vị từ phong cách này. Tin rằng các thông tin hay dưới đây sẽ không làm quý vị lãng phí thời gian vô ích đâu!
1. Phong cách Vintage là gì?
Vintage là từ có rất nhiều nghĩa. Nghĩa nguyên thủy của ký tự này được dùng trong quá trình sản xuất rượu nho. Tuy nhiên, qua thời gian, từ kể trên được biến đổi thành nhiều nghĩa khác nhau. Phổ biến nhất phải kể tới ý nghĩa chỉ các đồ từ thời đại trước nhưng có chất lượng cao và vẫn được yêu thích ở thời điểm hiện tại.
Trong thời trang, Vintage chỉ những bộ quần áo cũ. Mặt khác ở lĩnh vực xe hơi, nó lại mang nghĩa dòng xe cổ đắt tiền rất đẳng cấp.
Thuật ngữ Vintage bắt đầu xuất hiện từ những năm 1920 và ngày nay vẫn được dùng rất phổ biến. Khác biệt lớn nhất ở phong cách Vintage chính là yếu tố kết hợp giữa sự cổ điển và hiện đại.
Không chỉ mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ, những sản phẩm cá tính và khác biệt ở lĩnh vực thời trang, Vintage còn đang được ứng dụng mạnh mẽ trong thiết kế nội thất. Mời bạn cùng đến với phần tiếp theo sau đây để hiểu rõ hơn về điều này.
2. Phong cách Vintage trong thiết kế nội thất có đặc điểm gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, Vintage trong thiết kế nội thất là cách kết hợp, hòa trộn tinh tế giữa sự cổ điển và hiện đại. Tổng thể kiến trúc dạng này vừa mang tới vẻ đẹp thân thuộc, vừa không làm bạn cảm thấy nhàm chán.
Hơn thế nữa, nội thất phong cách Vintage còn có khả năng khơi gợi cảm hứng, mang lại sức sáng tạo vô biên và sự tập trung vượt trội. Có lẽ chính vì điều này, dạng kiến trúc kể trên vẫn được một bộ phận không nhỏ đặc biệt yêu thích.
Cái hay nhất của kiến trúc Vintage là nhìn có vẻ rất cũ kỹ nhưng không hề kém sang. Thay vào đó những chi tiết của thời xưa lại trở thành điểm nhấn làm không gian trở nên khác biệt. Vì lẽ đó, nhiều nhà hàng, quán cà phê cho tới các dạng nhà ở của khách hàng cá nhân hiện nay đều ưu tiên phong cách này.
Vintage sẽ mang lại cho quý vị những trải nghiệm mới mẻ, khác lạ. Nó vừa có chút gì đó cổ xưa lại vừa rất hiện đại, mới lạ.
Kiến trúc theo phong cách Vintage có đặc điểm gì nổi bật?
2.1. Về nội thất
Điểm dễ nhận thấy trong các kiến trúc theo phong cách Vintage chính là tận dụng nhiều đồ vật cổ. Trong số đó phải kể tới TV đen trắng, đèn chùm cổ điển, bàn ghế đã cũ sờn, những khung ảnh cũ,…Tất cả dường như đều đã là đồ bỏ đi cho đến khi kết hợp với không gian tinh tế, có điểm nhấn của sự hiện đại.
Nhờ hệ thống đồ trang trí này, kiến trúc Vintage rất thân thuộc nhưng không nhàm chán. Có lẽ vì yếu tố kể trên, người nhìn dễ có cảm hứng, sự thoái mái hơn bao giờ hết khi ngắm nhìn.
2.2. Về màu sắc
Sắc màu là yếu tố rất quan trọng trong phong cách Vintage. Theo đó, nhiều gam màu thể hiện sự nhẹ nhàng, tinh khôi như trắng, kem, xanh nhạt,…được ưu tiên sử dụng hơn cả.
Mặt khác, bạn có thể phối kết hợp các màu kể trên với nhiều gam nóng để tạo nên kiến trúc ấn tượng. Phong cách Mid Century Modern với các màu đỏ, đen, cam,…rõ nét nổi bật là dạng kiến trúc rất phổ biến được dùng từ những năm 1930-1960.
Mặt khác, thời gian trở về trước đó, khoảng từ những năm 1920 -1940, phong cách Art Deco Vintage lại được chuộng hơn cả. Với điểm nổi bật là sự nhẹ nhàng, thiên về màu trung tính và gam sáng, phong cách kể trên mang tới nhiều cảm nhận thú vị, dễ làm chúng ta bỏ qua mệt mỏi, áp lực hiệu quả trong cuộc sống.
Điểm chung của việc sử dụng màu sắc trong phong cách Vintage nằm ở chỗ:
- Tất cả các gam màu đều khá nhẹ nhàng
- Sắc màu thường mang tới không gian tươi sáng cho kiến trúc
- Gam sắc kết hợp với nhau một cách khoáng đạt, không gò bó
- Có chút hoài cổ nhưng không đơn điệu, thậm chí đây còn là điểm nhấn giúp không gian trở nên ấn tượng hơn.
2.3. Về cách kết hợp các yếu tố khác
Sẽ rất thiếu sót nếu nói tới đặc trưng của phong cách Vintage nhưng chỉ để ý tới màu sắc và đồ đạc. Bởi thực tế nếu thiếu đi bàn tay khéo léo, óc sắp đặt tinh tế, các “nguyên liệu” kể trên khó có thể làm bật lên cái hồn của không gian.
Chính vì lẽ đó, sự trộn lẫn và phối hợp các chi tiết trong kiến trúc vô cùng quan trọng. Trước khi sắp đặt, bạn nên nghiên cứu kỹ để tìm ra sự tương đồng trong các đồ đạc trang trí. Điều này nên được kết hợp đồng bộ cả về phong cách lẫn màu sắc, tuổi đời,…
Chẳng hạn, bạn nên sơn màu ghế cùng với màu của trần nhà hoặc bàn, tủ,..Điều này còn có tác dụng mở rộng không gian đáng kể đấy.
Mặt khác, đừng quên tận dụng vải dệt trong kiến trúc phong cách Vintage. Bởi lẽ, chất liệu này mang tới vẻ đẹp vừa mềm mại, vừa rất ấn tượng. Bạn có thể dùng ruy băng vải để treo khung ảnh trên tường. Hoặc dùng vải bao bố có vẻ rất thô làm rèm cửa hay ga giường.
Những chi tiết tưởng chừng rất “nhạt” này lại thổi vào không gian sống luồng gió mới đầy ấn tượng. Do vậy đừng chần chừ tìm hiểu để sớm kiến tạo nơi ở, nơi làm việc đầy màu sắc theo phong cách Vintage bạn nhé!
3. Những lưu ý cần biết khi sở hữu kiến trúc phong cách Vintage
Dễ nhận thấy trong kiến trúc Vintage, chúng ta sử dụng khá nhiều đồ đạc đã cũ. Mặt trái của điều này chính là chúng dễ hỏng, xuống cấp hoặc xuất hiện ẩm mốc.
Do đó, bạn cần lưu ý biết cách bảo quản, vệ sinh cũng như kịp thời có cách khắc phục khi cần. Bằng phương pháp này, chúng ta sẽ nhanh chóng tránh được tình trạng không gian sống kém tươi mới. Hơn thế nữa quý vị còn kiểm soát tốt nguy cơ xuất hiện vi khuẩn, mầm bệnh,…ở những vật dụng trang trí có dấu hiệu ẩm mốc.
Cách hay nhất để bảo quản đồ đạc phong cách Vintage chính là thường xuyên vệ sinh, hút bụi, lau chùi. Bạn cũng đừng quên để không gian sống thông thoáng, tránh độ ẩm quá cao. Bằng cách mở rộng cửa đón gió, đón nắng, chúng ta cũng dễ xua tan những nguyên nhân là đồ vật trong nhà xuống cấp.
Riêng rèm cửa và chăn mềm, bạn nên giặt định kỳ để tránh bụi bẩn và ẩm mốc nữa nhé.